Ma bị… chụp ảnh!

Cầu hồn, lên đồng nhập xác, nói chuyện với bên kia thế giới, những tiếng thét kinh hoàng lúc nửa đêm… những hiện tượng này được lý giải ra sao khi nhà bác học tham dự vào?

Những câu chuyện ly kỳ

ma.jpg
Một bức ảnh chụp… ma được công bố

Thoạt nhìn, nhà thờ Saint-Botolph tại London chẳng có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, Chris Brackley – tác giả bức ảnh chụp vào năm 1982, đã phát hiện một cái bóng kỳ quái trên balcon, bên phải. Một con ma… hay xảo thuật? Chris thề “bán mạng” rằng ông không hề chỉnh sửa ảnh. Trong khi đó, tại Enfield, phía Bắc thành phố London, nhà của ông Harper bị xáo trộn bởi hơn 1.500 sự việc bất thường trong khoảng thời gian từ tháng 8-1977 đến 4-1979.

Bàn ghế tự chuyển động, những âm thanh kỳ quái xuất hiện từ hư không… Camera đặt trong phòng ghi được những hình ảnh: drap di chuyển nhiều lần, đứa con trai lớn nhảy tưng tưng trên giường như bị ma ám. Hiện tượng kỳ lạ này giảm dần rồi biến mất hẳn.

Một bức ảnh khác thu được vào ngày 19-12-2005, từ một camera giám sát đặt ở cửa lâu đài Hampton Court, London. Họ đặt máy quay phim vì cánh cửa thoát hiểm của tòa nhà xây dựng vào thế kỷ 16 này luôn tự động mở ra. Người ta nghi ngờ có ma mở cửa! Cuốn phim tiết lộ hình ảnh con ma là… Vua Henri VIII hay một kẻ nào đó giả dạng thành một lão già để đùa bỡn(?).

Bức ảnh được công bố lần đầu tiên trên tạp chí Sun của Anh vào ngày 26-12-1936 dù bị nhiều nghi ngờ nhưng vẫn được xem là bức ảnh chụp ma nổi tiếng nhất thế giới. Hai nhà nhiếp ảnh kể lại, họ bất ngờ nhìn thấy một bóng trắng lướt xuống cầu thang trong tòa lâu đài cổ Raynham Hall, được xây dựng vào thế kỷ 17. Clic! Clac! Họ vừa đủ thời gian để bấm máy, thu hình con ma…

Đó là chưa kể, vào thời đại máy ảnh kỹ thuật số và trò chỉnh sửa bằng photoshop, những bức ảnh giống như ma đang lưu hành tràn lan trên mạng Internet. Chẳng hạn “hồn ma” vừa thoát ra khỏi một chiếc xe hơi bị đụng bẹp dúm hoặc con ma cái mới xuất hiện tại Ring. Các nhà điều tra tại địa chỉ Hoaxbuster.com mới đây xác nhận con ma này là giả. Đặc biệt họ lưu ý đường viền chung quanh chàng trai trẻ rất rõ nét. Đó là đặc trưng của ảnh ghép bằng photoshop.

Khi nhà bác học đuổi theo ma!

Lúc còn trẻ, nhờ người anh ruột Jacques, Pierre Curie (đoạt giải Nobel vật lý năm 1903 nhờ các công trình về chất phóng xạ) đã khám phá những bí ẩn của các hiện tượng bất thường. Đó là một tò mò khiến ông không thể nào bỏ qua được, sau khi gặp một con người kỳ lạ tên Eusapia Palladino. Thiên hạ nói người phụ nữ này có thể nói chuyện với kẻ chết, di chuyển đồ vật từ xa…

Khi đến Paris, bà chú ý đến những nhà bác học tự cho rằng có khả năng xác định nguyên nhân của hiện tượng. Thế là, 12 nhà bác học quyết định “thử nghiệm” đối với Eusapia. Pierre và Marie Curie cũng có mặt. Còn hơn cả vợ, nhà bác học người Pháp lừng danh chú ý đặc biệt đến sự việc. Chính ông đã nhìn thấy những chiếc bàn di chuyển, ánh sáng xuất hiện và cảm nhận được những bàn tay vô hình sờ mó vào mình! Rất nhiều điều kỳ quái mà Eusapia đã làm trong 43 lần biểu diễn từ 1905 đến 1908.

Qua những thử nghiệm này các nhà nghiên cứu đi đến kết luận gì? Thật đáng thất vọng: Họ không thể nói Eusapia có đúng là một nhà thần bí dị thường hay không. Phần Pierre Currie, chết vì một tai nạn vào năm 1906, còn chưa có dịp để nói ra điều mình suy nghĩ.

Người chết có thể nói chuyện với người sống? Câu hỏi này luôn ám ảnh ngài Oliver, người đầu tiên phát hiện sóng vô tuyến, nhất là sau cái chết thảm khốc của con trai ông trong Thế chiến thứ nhất. Để tìm cách thông tin với con bên kia cõi chết, ngài Oliver đã thực hiện rất nhiều buổi cầu hồn. Từ đó, dẫn đến một vấn đề: làm sao xác nhận những thông tin mà người chết gửûi qua các đồng tử? Ông đề nghị làm thí nghiệm: một người lúc còn sống giấu kỹ những thông tin trong một bao thư niêm phong, gửi cho kẻ tín cẩn cất giữ.

Ông sẽ nói lại, thông qua đồng tử sau khi chết. Như thế có thể dễ dàng xác nhận thông tin đó đã được truyền đi chính xác. Bởi vì chưa có ai làm điều này nên ngài Oliver quyết định tự mình làm thí nghiệm. Bởi thế, sau khi ông qua đời, có đến 30 cuộc cầu hồn được tổ chức. Tuy nhiên, chẳng có ai nói đúng những gì mà ngài Oliver niêm phong trong bức thư để lại cho người thân!

William Crookes, người phát minh ra truyền hình, một tên tuổi lớn trong khoa học nhưng cũng là… ông vua săn ma! William là một trong những người đầu tiên “bất tử hóa” một con ma trên ảnh chụp. Đó là Katie King, con gái một tướng cướp vào thế kỷ 17. Cô ta không xuất hiện bất kỳ lúc nào mà phải thông qua một phụ nữ khác tên Florence Cook. William tin đó là một hiện tượng siêu tự nhiên nhưng ông chỉ nghi ngại một điểm: Katie là ma thực sự hay là sản phẩm tưởng tượng của Florence? Dù thế nào, William cũng chụp được nhiều bức ảnh… của Florence! Một số đã được công bố.

Đam mê.. ma, Charles Richet (giải Nobel y học năm 1913) đã dành cả cuộc đời mình để đi tìm chứng cớ. Năm 1903, ông tin mình đã tìm thấy tại Alger, thủ đô xứ Algeria, tại biệt thự Carmen. Đó là nơi diễn ra những buổi cầu hồn ly kỳ, trong đó xuất hiện hồn ma của Bien-Boâ. Linh hồn này tự xưng là một ông hoàng Ấn Độ, bị chết chìm 300 năm trước.