Khi mới bắt đầu sử dụng hệ điều hành này mọi người thường thấy rất khó khăn nhưng chỉ cần bỏ chút thời gian mày mò là họ có thể quen và thấy thích hệ điều hành này. Sở dĩ Android được người dùng ưa chuộng nhất có lẽ vì chúng được tạo nên từ nền tảng nguồn mở nên cho phép người dùng có thể tùy biến nhiều trên đó. Mặt khác, với Android thiết bị người dùng không đòi hỏi phải có một cầu hình tối thiểu nào cả. Chúng có thể hoạt động trên mọi cấu hình, máy có hỗ trợ cảm ứng hay không, cũng như tương thích với mọi nhà sản xuất thiết bị phần cứng.
Về khả năng tuy biến: Giao diện người dùng của hệ điều hành Android không hoàn toàn khác biệt hẳn so với giao diện iOS (Apple). Thay vì chấp nhận một kích thước cố định cho mọi thiết bị, Google cho phép các nhà sản xuất và người dùng có thể thay đổi giao diện người dùng Android phù hợp với nội dung trên đó. Người dùng có cả giao diện Android và giao diện tùy biến của nhà sản xuất. Ngay cả với giao diện người dùng bắt đầu sử dụng cũng có nhiều ứng dụng của các bên thứ ba cho phép người dùng tùy biến trên giao diện gốc. Người dùng có thể sử dụng các tựa đề sống động giống như giao diện Windows Phone 7 nếu thích. Điều này chính là một trong những sự khác biệt cốt yếu giữa iOS và Android.
Các hoạt hình thời tiết có thể tùy biến đa dạng từ đám mây sang dông tố trên giao diện Sence của HTC.
Giống như iOS của Apple, Android có nhiều màn hình Home mà người dùng có thể lướt qua. Giao diện mặc định có 5 màn hình Home, HTC Sence có 7 màn hình Home, Samsung Touch UI có tới 9 màn hình Home. Người dùng có thể di chuyển các biểu tượng trên các màn hình Home đó và đặt chúng trong các thư mục nếu thích. Google có một vùng (dock) để chứa đựng 3-4 biểu tượng. Các Dock này có thể tùy biến như giao diện Touchwiz của Samsung hoặc cố định như Sense của HTC.
Nhưng Android bổ sung thêm một số yếu tố mà trong giao diện người dùng của iOS không có. Ngoài màn hình Home, người dùng có một ứng dụng Application Launcher để hiển thị tất cả các ứng dụng cài đặt trên thiết bị. Ở trên cùng giao diện người dùng Android là thanh thông báo. Thanh này dùng để thông báo cập nhật, theo dõi quá trình tải về và cài đặt,… Người dùng có thể kéo thanh thông báo này xuống để biết nhiều thông tin hơn là chỉ có các widget.
Điểm khác biệt thứ hai giữa iOS và Android là trên Android, Widget là một thành phần của giao diện đồ họa không thể thiếu của người dùng. Chúng hiển thị thông tin mà người dùng có thể thay đổi, tương tự như một cửa sổ. Chúng rất hữu ích vì có thể cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hơn và thiết lập cấu hình truy cập nhanh mà không phải mở ứng dụng. Với iOS, để truy cập thông tin, người dùng cần di chuyển trên màn hình Home và kích mở ứng dụng đó. Với Android, thông tin có thể hiển thị trực tiếp trên một trong các màn hình Home khác nhau.
Dễ sử dụng: So với hệ điều hành Symbian hay Windows, giao diện Android của Google rất thân thiện với người dùng. Về mặt trực giác, chúng không chỉ bóng bẩy như iOS của Apple mà còn rất gần gũi với người dùng.
Có lẽ điều làm cho Android phức tạp hơn các hệ điều hành di động khác là khả năng tùy biến giao diện và ảnh hưởng tới nguồn pin. iOS của Apple hiện một giao diện cơ bản, điều này sẽ khiến nguồn pin hoạt động lâu hơn. iOS chỉ cho phép một số lượng đa tác vụ hạn chế để giảm lượng pin tiêu thụ. Trong khi đó, Android cho phép người dùng tùy biến và cho phép hoạt động đầy đủ đa tác vụ. Người dùng có thể tải hàng tá widget hoạt động trên màn hình Home của thiết bị. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nguồn pin. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, nhưng chính điều đó lại tạo cho người dùng khả năng sáng tạo, tùy biến sắp đặt theo ý thức để có thể sử dụng dễ dàng nhất và tùy chọn nhưng gì cần thiết để sử dụng thiết bị thông minh hơn, cũng như tiết kiệm pin.
Ứng dụng: Tuy kho ứng dụng Android ra đời sau App Store của Apple nhưng chúng đã trở nên phong phú không kém. Hiện kho ứng dụng Android đã có 150.000 ứng dụng từ Google và 200.000 ứng dụng từ các nguồn khác. Với Android, người dùng sẽ không bị giới hạn tải ứng dụng từ kho ứng dụng cũng như được sử dụng miễn phí. Trong khi đó, kho ứng dụng của Apple không phải ứng dụng nào cũng miễn phí cả.
Cách tải về và cài đặt cũng khá đơn giản, người dùng chỉ cần truy cập vào kho ứng dụng, tìm chương trình muốn cài là có thể cài đặt ngay cho sản phẩm Android của mình. Hơn nữa, hệ điều hành này đang phát triển rất mạnh để trở nên chuyên dụng hơn cho các dòng điện thoại và tận dụng được thế mạnh riêng của máy tính bảng.
Mặt khác, do tương thích thích với nhất nhiều phần cứng của các nhà sản xuất khác nhau trên thế giới như Samsung, LG, HTC,… nên người dùng sẽ có nhiều lựa chọn thiết bị phần cứng của nhiều hãng khác nhau với mức giá cũng phong phú.
Tất cả những điều đó đang khiến cho Android trở nên phổ biến nhất trong phân khúc hệ điều hành dành cho điện thoại di động.
Jen.HNA (Theo maivoo)