Nền giáo dục Ấn Độ

1/  Các thế mạnh của nền giáo dục ấn Độ :

– Mạng lưới các trường đại học mạnh : Với 251 trường đại học và các trường đại học truyền thống, ấn Độ có các khoá hhọc trên mọi lĩnh vực và ở mọi cấp độ. Hệ thống các trường học tại ấn độ bao gồm 51 trường tương đương đại học, 161 trường đại học truyền thống, 34 trường đại học nông nghiệp (Lâm nghiệp/ngư nghiệp/ thú y), 25 viện công nghệ và kỹ thuật như học viện công nghệ ấn độ, học viện khoa học Ấn Độ, 18 trường đại học Y, 10 trường đại học mở, 8600 trường cao đẳng chung đào tạo Y khoa và kỹ thuật.

– Bằng cấp được quốc tế công nhận : Các khoá học và các khoá đào tạo chuyên nghiệp trong các học viện giáo dục Ấn Độ được thế giới thừa nhận. Các công ty hàng đầu trên thế giới đang tham gia ngày càng nhiều trong việc thu xếp việc làm cho các trường đại học.

– Nói tiếng Anh : Đây là thế mạnh lớn so với các nước mà tiếng Anh không phải là phương tiện truyền đạt kiến thức.

– Phí học tập hợp lý và phí sinh hoạt thấp

– Chất lượng bảo đảm : Chất lượng giáo dục được đảm bảo bởi các cơ quan quốc gia, ví dụ như Uỷ ban chứng nhận quốc gia (cho giáo dục kỹ thuật) và Uỷ ban đánh giá và chứng nhận quốc gia (cho giáo dục bậc cao) và Hiệp hội các trường đại học của Ấn Độ (www.aiweb.org)

2/ – Các khoá học đại học thường bắt đầu vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm và kết thúc vào tháng 3 và tháng 4 năm sau.

3/ – Sơ đồ Hệ thống Giáo dục:

– Các chương trình văn bằng

Một vài trường cao đẳng tổ chức các khoá học trong thời gian 3 năm bao gồm các môn như kỹ thuật, công nghệ thông tin…. Các ứng cử viên học hết 10 năm phổ thông cơ sở đủ điều kiện để tham dự các khoá học này.

– Các khoá Đại học

Các khoá đại học được phân ra các lớp như nghệ thuật, khoa học, quản lí…. trong thời gian 3 năm. Các khoá học đại học khác cấp bằng chuyên nghiệp như kỹ sư (4-5 năm), Y (4-1/2 năm + 1 năm làm bác sĩ thực tập nội trú), nha khoa (4-1/2 năm + 1 năm làm bác sĩ thực tập nội trú) và dược (4 năm) là những khoá học dài hạn hơn. Điều kiện để vào học đại học là học sinh phải tốt nghiệp 12 năm học cơ sở và phổ thông (10+2) tại Việt Nam.

– Các khoá học sau Đại học và Tiến sĩ

Các khoá học sau đại học thuộc các ngành nghệ thuật và khoa học trong thời gian 2 năm, y trong thời gian 3 năm và công nghệ và kỹ thuật trong vòng 1-1/2 năm được cấp bằng cao học. Nghiên cứu sinh tối thiểu là 3 năm và có thể lên tới 5 năm tuỳ theo từng cá nhân học viên.

4/ – Học phí và Chi phí sinh hoạt: tuỳ thuộc vào khoá học, trường học và vùng học :

* Đối với đại học : thời gian 3 – 4 năm, Ngành Y 5-6 năm, Ngành Dược 4 năm.

+ học phí từ 1,500 – 2000 USD/ năm đối với đại học

+ Sinh viên Quốc tế đều ở trong ký túc xá.

+ Chi phí cá nhân cho 1 năm học khoảng 1,200 – 1,800 USD/năm.

Bao gồm : Tiền ở, chi phí vặt, tiền đi lại, bảo hiểm, các thiết bị đào tạo, thiết bị thí nghiệm, máy tính và chi phí cho các chuyến thăm tới các cơ sở công nghiệp.

* Sau đại học :

+ Ngành nhân văn : 2 năm.

+ Ngành khoa học công nghệ và kỹ thuật : 1 – 1,5 năm.

+ Ngành Y: 3 năm

+ 8000 – 10,000 USD/ cả khoá học ( có ăn ở và sinh hoạt phí )

* Các ngành học mà sinh viên Quốc tế thường đăng ký:

+ Kỹ sư Công nghệ Thông tin – 04 năm – 2600US$

+ Kỹ sư Khoa học Máy tính – 04 năm – 2600US$

+ Kỹ sư Máy – 04 năm – 2600US$

+ Kỹ sư Điện – 04 năm – 2600US$

Kỹ sư Điện tử Thông tin – 04 năm – 2600US$

+ Thạc sĩ Công nghệ Phần mềm Thông tin – 01 năm- 3600US$

+ Cử nhân Tài chính Kế toán Máy tính – 01 năm – 3600US$

+ Chuyên ngành Phần mềm lập trình Java – 09 tháng – 3150US$

+ Thiết kế Trang Web – 09 tháng – 3150US$

+ Chứng chỉ Mạng và Windows – 06 tháng – 2100US$

+ Cử nhân Đa phương tiện truyền thông đại chúng- 06 tháng-2400US$

+ Quản trị mạng – 06 tháng – 2100US$

+ Khoá học tiếng Anh – 01 năm – 3300US$

5/ – Hồ sơ làm thủ tục và điều kiện nhập học:

+ Hộ chiếu

+ Giấy khai sinh

+ Bằng tốt nghiệp cao nhất

+ Học bạ / Bảng điểm

+ 10 ảnh 4 x 6 cm

+ Cam kết