Lập trình viên full stack vượt qua chuyên gia nghiên cứu khoa học dữ liệu để trở thành nghề nghiệp tốt nhất thế giới

Nếu bạn đang có ý định học tập và theo đuổi ước mơ trở thành một nhà khoa học dữ liệu (data scientist) để được trả lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, bài viết này có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Những nghề nghiệp liên quan đến khoa học dữ liệu thường xuyên nằm trong top đầu trong nhiều báo cáo, ví dụ như “Nghề quyến rũ nhất trong thế kỉ 21” của Tạp chí kinh doanh Harvard.

Indeed.com, một trang web phân tích và tìm kiếm cơ hội việc làm đã công bố báo cáo mới chỉ ra rằng lập trình viên full stack là nghề nghiệp tốt nhất trên thế giới, vượt qua nghề data scientist trong một nghiên cứu tương tự vào năm ngoái.

Trong bảng xếp hạng nghề nghiệp tốt nhất của trang này, nghề lập trình viên full stack được xếp ở vị trí thứ nhất, mặc dù nghề data scientist được trả lương cao hơn (129.938 USD/năm). Lí do cho điều này là vị trí lập trình viên full stack ngày càng phát triển về số lượng, chiếm 641 trên 1 triệu vị trí việc làm so với con số 360 trên 1 triệu của data scientist và vẫn còn tiếp tục tăng hàng năm từ năm 2013 cho đến nay (112% so với 108%).

Ảnh: top 25 nghề nghiệp hot nhất, theo khảo sát của Indeed

Những nghề liên quan đến khoa học máy tính chiếm hầu hết các thứ hạng cao trong bảng xếp hạng này, 7 trên 10 hạng đầu là kĩ sư phần mềm và lập trình viên, trong khi các vị trí quản lí dự án, chăm sóc sức khỏe và kĩ sư chỉ loanh quanh ở top 25. Những nghề được trả lương cao nhất nằm trong top 10 bao gồm lập trình viên full stack (#1), data scientist (#2), DevOps (#3) , lập trình viên điện toán đám mây (#6).

Mặc dù không có định nghĩa chính thức cho khái niệm lập trình viên full stack nhưng nghề này thường liên quan đến mảng phát triển Web. SitePoint, trang web chuyên cung cấp kiến thức trong lĩnh vực này cho rằng: “Lập trình viên full-stack có khả năng làm việc thoải mái với cả back-end và front-end. Cụ thể hơn, họ là các lập trình viên có khả năng từ sử dụng cơ sở dữ liệu, PHP tới HTML, CSS, JavaScripts… và thậm chí dùng các phần mềm như Photoshop để thiết kế và lập trình front-end.

Tuy nhiên trong định nghĩa mới của hiệp hội những lập trình viên Node.js,  full-stack không chỉ còn là  “có khả năng về front-end và back-end” mà đã thở thành “có năng lực code front-end, back-end và cả code nhúng cho các thiết bị được kết nối Internet”, hay nói cách khác, là tổng hợp của mọi thứ, từ code web trên trình duyệt cho tới code chương trình lò vi sóng chạy trên nền tảng JavaScript. Một khảo sát của hiệp hội này đã cho kết quả là 62% những người trả lời khảo sát dùng Node.js cho cả front-end, back-end và 10% sử dụng Node.js cho front-end, back-end và phát triển IoT.

Diễn đàn dành cho lập trình viên Hacker News đã từng có một cuộc tranh luận về khái niệm “full-stack”:

Và bình luận nhận được nhiều like nhất là:

            Với tôi, một lập trình viên “full stack” có trách nhiệm với mọi thứ. Khi có vấn đề xảy ra, anh ấy sẽ không nói:
      –    Đây là vấn đề của cơ sở dữ liệu. Hãy gọi quản trị viên cơ sở dữ liệu

  • Đây là vấn đề về mạng. Gọi mấy người sửa mạng ấy.
  • Đây là lỗi server rồi. Gọi mấy người điều hành.
  • Đây là vấn đề về giao diện người dùng. Gọi cho đội thiết kế ấy.

Lập trình viên full stack sẽ nói rằng: Đây là vấn đề của tôi cho đến khi tôi có thể định vị được chính xác và cử ra ai đó có kĩ năng hơn tôi để sửa nó.

 Một vài người vẫn không hoàn toàn tin vào khái niệm này. Andy Shora đã viết một bài báo có tiêu đề “Lập trình viên full stack chỉ là huyền thoại”. Trong bài ông có nói: “Lập trình full stack không thể có định nghĩa rõ ràng nên bạn sẽ không thể tìm thấy một người như thế. Họ chỉ có thể là thiên tài, hoặc những người học code từ năm 12 tuổi.

Cho dù là huyền thoại hay sự thật thì  thời gian gần đây lập trình viên full stack ngày càng xuất hiện nhiều – hầu hết là tự xưng. Trong khảo sát lớn của Stack Overflow mới công bố, hầu hết các nhà phát triển Web đều tự nhận mình là lập trình full stack (63.7%), so với 24.4%  lập trình viên back-end và 11.9% lập trình viên front-end.

 

Và trong “Khảo sát toàn diện các lập trình viên cho hệ điều hành Mac”, vị trí lập trình Web full stack đứng hạng đầu tiên, đánh bại các vị trí lập trình điện thoại, front-end, back-end…

 

Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia thì việc nhận mình là lập trình viên full stack đôi khi có thể đem lại nhiều phiền toái hơn là lợi ích, đặc biệt là nếu bạn vừa mới bắt đầu vào nghề.”

 

Nguồn: adtmag.com


Dịch: Vũ Vượng (Spiderum